Nguyên nhân Buôn_bán_động_vật_hoang_dã

Nguyên nhân chung

Các sản phẩm tinh xảo từ động vật ở Mỹ

Cốt lõi của nạn buôn bán động vật hoang dã bất hợp pháp là nhu cầu tăng cao và lên chóng mặt cho một loạt các sản phẩm động vật hoang dã trên toàn thế giới: gồm thịt rừng; nguyên dược liệu cho y học cổ truyền Trung Quốc (Đông y); nhu cầu nuôi nhốt động vật, giam giữ, trưng bày những con thú nuôi độc lạ; nhu cầu làm đồ trang sức, nữ trang và các phụ kiện xa xỉ phẩm như sừng, ngà, nanh, vuốt; lấy lông thú hoang để sử dụng từ áo khoác cho đến trang phục truyền thống; và chiến lợi phẩm làm chiến tích săn bắn (Tropphy). Số liệu thống kê hàng năm trên toàn thế giới chỉ ra hoạt động buôn bán động vật hoang đã trái phép mang lại doanh thu từ 7 đến 24 tỷ USD.

Việc buôn bán động vật hoang dã để cung cấp thịt rừng ngày càng nhiều do dân số tăng, con người ngày càng sinh sống lấn sâu vào những vùng miền hoang dã hoặc sinh sống tập trung ở các vùng đệm thiên nhiên, từ đó không khó tránh khỏi việc săn, bắn, mua bán các động vật hoang dã do tăng nhu cầu tiêu thụ và sử dụng, nhiều người phải tăng cường săn bắn để có thịt rừng bán lấy tiền. Hoạt động buôn bán động vật hoang dã cũng ngày càng gia tăng do sự hiện đại hóa các công cụ hỗ trợ ngày càng cao, con người đã sử dụng các công cụ săn bắn, bẫy bắt ngày càng hiệu quả hơn (đánh điện, súng săn, bẫy hiện đại) và các phương cách săn bắn cũng hoàn thiện hơn.

Song song với đó thì khả năng tiếp cận với giới tự nhiên ngày càng được cải thiện như hệ thống đường sá phát triển tạo thuận lợi trong việc trung chuyển, vận chuyển động vật, có những con đường lớn xuyên qua những khu bảo tồn, thuận lợi về vị trí và mạng lưới giao thông, công nghiệp khai thác gổ phát triển, phát quang đi những khu rừng rập rạp và làm người ta dễ dàng tiếp cận chỗ trú ẩn và săn bắt những con thú, cùng với đó là hệ thống chợ búa ngày càng phát triển trong đó bao gồm cả những khu chợ tự phát là nơi kết nối cung cầu giữa người săn bắt và những người có nhu cầu tiêu thụ động vật hoang dã, những loại hình chợ này còn là cửa ngỏ để đưa các loài động vật, sản phẩm động vật ra khỏi quốc gia, xuyên khắp thế giới.

Chợ dược liệu Marche des Feticheurs ở thành phố Lomé của Togo là một quốc gia thuộc Tây Phi là một khu chợ khá rùng rợn, nơi đây là một trong những khu chợ đáng sợ nhất Châu Phi. Kiến thức về y học của những người dân bản địa còn rất lạc hậu, họ chữa bệnh theo kiểu mê tín dị đoan, mách tai, truyền khẩu dẫn đến hoạt động buôn bán ở chợ Marche des Feticheurs đã hoạt động ít nhất 40 năm. Nó đã trở thành một phần đời sống của người dân nơi đây. Những sản phẩm động vật rùng rợn nhưng đối với người dân Togo đây được coi là những dược liệu quý. Việc buôn bán ở chợ dược liệu Marche des Feticheurs đang ngày càng bị siết chặt bởi người dân ở đây thường buôn bán cả những loài động vật quý hiếm, việc xử lý những vụ buôn bán động vật bất hợp pháp diễn ra rất khó khăn bởi khu chợ này. Ở Tây Phi, những khu chợ dược liệu như Marche des Feticheurs khá phổ biến.

Chợ Marche des Feticheurs - Vui lòng nhấn vào [hiện] để xem
  • Chợ
Ngà voi thường được cất giấu khá tinh vi khi thực hiện thủ tục hải quan tại sân bay

Cách thức vận chuyển ngày càng tinh vi, ngà voi bất hợp pháp thường được giấu trong các thùng nhựa đường, trộn lẫn với mùn cưa, giấu trong lóng gỗ khoét rỗng ruột, được đóng kín, chèn thạch cao đặc bên trong, dán kín bằng keo phủ đất bên ngoài để che giấu các mối nối nhằm tránh sự kiểm tra, phát hiện, việc vận chuyển bằng hình thức tạm nhập tái xuất, sử dụng giấy tờ giả, để lẫn các loại động vật hoang dã với nhau hoặc vận chuyển trong xe đông lạnh chở kèm các loại hàng hóa hợp pháp khác, giấu trong các hộp quà lưu niệm, thủ đoạn dụ dỗ nhờ sinh viên, khách du lịch vận chuyển, hoạt động vận chuyển, mua bán động vật hoang dã giữa các cảng hàng không nội địa cũng rất khó lường song lực lượng chuyên ngành ở đây lại chưa đủ khả năng thực thi pháp luật.

Ngoài ra, cuộc chiến chống nạn buôn lậu động vật quý hiếm vẫn gặp rất nhiều khó khăn do lực lượng kiểm lâm, giám sát viên (Warden) và cảnh sát không đủ, hơn nữa họ lại thiếu phương tiện và kiến thức khoa học chuyên môn về lĩnh vực này, những người thực thi pháp luật không phải là các nhà khoa học, một số người trong số họ có thể có chuyên môn, nhưng để biết hết 25.000-30.000 loài bị cấm buôn bán thương mại trên toàn thế giới thì thật khó. Sự thực thi kém hiệu quả cũng do tình trạng uống rượu, đánh bài trong giờ làm việc, một số cán bộ kiểm lâm không thể đảm nhiệm được công việc và trách nhiệm của mình do hậu quả của việc uống rượu trong giờ làm việc, chưa kể một số nơi còn có sự đồng lõa, tiếp tay của lực lượng kiểm lâm cho lâm tặc và những tay săn trộm.

Nhu cầu thịt rừng

Bài chi tiết: Thịt rừng
Thịt của một con linh dương rừng

Thịt rừng là nguồn thức ăn, nguồn đạm, chất béo quan trọng cho cộng đồng địa phương bản địa vốn sinh sống dựa vào rừng, do đó việc săn bắt, mua bán thịt rừng có diễn ra ở nhiều vừng gắn liền với rừng, các loại thịt rừng chủ yếu như thịt nai, thịt rắn, thịt nhím, dúi và cả thịt voi. Ở nhiều nơi thuộc châu Phi, nhu cầu chính về động vật hoang dã bất hợp pháp xuất phát từ việc tiêu thụ thịt rừng. Động vật hoang dã được ưa thích như là một nguồn protein và những loài linh trưởng, nhất là khỉ được coi là một món ăn ngon. Người ta tin rằng có tới 40.000 con khỉ bị giết và cuối cùng tiêu thụ mỗi năm ở châu Phi thông qua việc buôn lậu. Nhiều loài linh trưởng bị giết bởi những thợ săn rừng địa phương, những người cung cấp cho các thị trường chợ đen trên khắp châu Phi, châu Âu và Hoa Kỳ.

Thịt rừng từ động vật hoang dã dùng để bồi bổ, duy trì sức khỏe và kéo dài tuổi thọ do chúng có nhiều chủng loại phong phú, nhiều quan niệm dân gian rằng các loài thú rừng tức động vật hoang dã nói chung thì sinh sống trong rừng sâu, ăn lá thuốc quý, uống nước suối nguồn sạch như vật thịt chúng rất bổ dưỡng và hương vị thơm ngon. Theo nghiên cứu của Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên Việt Nam (ENV) năm 2013, trung bình cứ 10 cơ sở nhà hàng thì có đến 2 cơ sở buôn bán thịt động vật hoang dã như những quán quảng cáo kiểu như “hương rừng”. Ngoài ra, do lượng khách đi du lịch hàng năm lớn nên tiềm ẩn nhiều nguy cơ tiếp tay cho hành vi này, khi du khách đòi hỏi những món ăn đặc sản hoặc mua các món đồ làm từ động vật hoang dã, các doanh nghiệp du lịch cần tuyên truyền, thuyết phục để du khách thay đổi hành vi của họ.

Đồ trang trí

Bài chi tiết: Buôn bán ngà
Một chiến tích săn bắn

Ngoại trừ thịt rừng vốn được sử dụng như một nguồn thức ăn cung cấp đạm (protein) chính yếu của một số nền văn hóa và các sắc dân như đã nêu, tất cả những việc sử dụng động vật hoang dã bất hợp pháp này là nhu cầu háo danh, khoe của, khoe mẽ, của con người, được thúc đẩy bởi mong muốn được thể hiện là người giàu có, đại gia, thể thiện sự phiêu lưu hoặc thành công hơn những người khác. Nhiều sản phẩm động vật được dùng trưng bày, đồ trang trí, lưu niệm. Tại Trung Quốc, nhu cầu tiêu thụ ngà voi chủ yếu đến từ tầng lớp trung lưu và thượng lưu ngày càng tăng, đồ chạm khắc, đũa, trang sức bằng ngà voi được xem như một cách thể hiện sự giàu có. Phần lớn động vật hoang dã săn bắt lậu ở châu Phi được bán sang Đông Nam Á để tiêu thụ hoặc trang trí.

Các sản phẩm mau bán được yêu cầu bởi ngành thương mại động vật bao gồm nguồn cung ứng các loài thú nuôi độc lạ, nguồn thực phẩm, nguyên liệu cho y học cổ truyền, dùng làm quần áo, trang phục, thuộc da và đồ trang sức làm từ ngà, vây (vi), da, vỏ, vảy, mai, lông, sừng, móng, nanh, vuốt và các cơ quan nội tạng. Nó có thể liên quan đến việc buôn bán các cá thể sống hoặc chết, các mô như da, xương hoặc thịt hoặc các sản phẩm cụ thể khác. Những sản phẩm này khi kết hợp với đồ nội thất khác sẽ hợp gu với những người sành điệu, nhiều tiền của, chẳng hạn như ở châu Phi người ta ưa chuộng lấy bàn tay của khỉ đột làm cái gạt tàn, ví dụ như con khỉ đột Digit của Dian Fossey nuôi đã bị bắt trộm và chặt đầu và hai bàn tay bị lấy để làm gạt tàn.

Sở thích nuôi thú

Thú cưng độc lạ là động vật được người tiêu dùng mong muốn vì chúng khá hiếm hoặc đơn giản là không dễ dàng có được trong khu vực của chủ sở hữu, nhiều người có sở thích chơi sinh vật cảnh ở nhiều quốc gia mà không có những loài động vật hoang dã ở quốc gia, khu vực mình sinh sống do đó đòi hỏi nhu cầu kết nối cung cầu trong việc mua bán các loài thú hoang dã. Chương trình truyền hìnhphim về động vật có thể làm cho một số động vật nổi tiếng và tạo ra thị hiếu, ham muốn sở hữu của người tiêu dùng. Trong khi nhiều loài động vật này có thể lấy từ các nguồn hợp pháp, nhiều động vật được bắt giữ từ môi trường tự nhiên của chúng, được buôn lậu qua biên giới quốc gia, những ví dụ về thú nuôi độc là này như những loài vật nuôi trong gia đình hoặc động vật hoang dã trong những gánh xiếc bên đường hoặc các tụ điểm buôn bán trái phép di động.

Loài bò sát, như những con rồng vảy (Pogona) và những con tắc kè, và các loài chim, như vẹt đỏ đuôi dài và những con chim ưng chiếm phần lớn nhất các loài động vật bị bắt và rao bán. Động vật có vú độc lạ bao gồm lười ba ngón, loài sóc bay Úc (sugar gliders), chó đồng cỏ, nhím kiểng (hedgehogs) và các loài động vật khác được giữ làm vật nuôi. Hổ là một vật nuôi phổ biến, ước tính khoảng 5.000 đến 7.000 con hổ được lưu giữ tại Hoa Kỳ chỉ tính trong năm 2013, chưa kể nhiều quốc gia khác. Phạm vi của các số lượng ước tính này là do một phần, do thiếu báo cáo bắt buộc ở một số khu vực. Để so sánh, ít hơn 400 con mèo lớn này nằm trong các vườn thú của Hoa Kỳ được công nhận và 3.200 cá thể sống trong tự nhiên. Cá nhiệt đới, những loài linh trưởng không phải loài người và các động vật khác cũng là một phần của việc buôn bán thú cưng bất hợp pháp.

Dược liệu Đông y

Bài chi tiết: Nạn buôn bán tê tê
Sản phẩm động vật được bày bán tại Miến Điện để cung ứng cho thuốc đông y

Phần lớn nhu cầu về sừng tê giác, xương hổ và các sản phẩm động vật khác phát sinh từ những quan niệm trong y học cổ truyền Trung Quốc, sử dụng các thành phần này để điều trị các chứng bệnh sốt, bệnh gút và các bệnh khác và các công năng về cải thiện trong vấn đề sinh hoạt tình dục, bổ thận, tráng dương, tăng cường sinh lực, cải thiện chuyện quan hệ tình dục theo quan niệm "ăn gì bổ nấy". Các loại thuốc truyền thống của Trung Quốc được bào chế và tiêu thụ bởi hàng trăm triệu người. Nhiều người trong số các loại thuốc truyền thống Trung Quốc không chữa được bất cứ điều gì, mặc dù nhu cầu cho họ tiếp tục mở rộng rất nhiều và gây tổn hại cho động vật hoang dã.

Sừng tê giác bị săn lùng vì được đồn đại là có các tác dụng tốt cho sức khỏe và có khả năng chống lại chất gây ung thư. Các tổ chức xuyên quốc gia buôn lậu sừng tê giác chủ yếu tiêu thụ ở châu Á. Sản phẩm vảy tê tê có nguồn gốc châu Á, được cho là chữa được nhiều bệnh trong y học cổ truyền Trung Quốc, một số nơi có quan điểm cho rằng, thực phẩm được chế biến từ tê tê rất có lợi cho phụ nữ nuôi con nhỏ. mai rùa, vi cá mập cũng được xem là dược liệu quý. Tuy nhiên, khi sử dụng sừng tê giác và vảy tê tê, thực chất là người ta cũng chỉ tiêu thụ keratin (chất sừng), giống như ăn móng taytóc người.

Tắc kè là một trong những loài động vật bị bắt nhiều nhất để ngâm rượu (rượu tắc kè) hoặc phơi khô để dùng chữa bệnh. Trong mùa sinh sản, chim bìm bịp con đang ra ràng cũng bị bắt ngâm rượu để làm thuốc, đến các loài rắn, đặc biệt là hổ mang và hổ mang chúa. Thực tế cho thấy không hề có cơ sở gì chứng minh rằng việc ăn thú rừng, vảy tê tê, sừng tê giác hay uống rượu ngâm động vật hoang dã là tốt cho sức khỏe mà việc buôn bán động vật hoang dã, sử dụng động vật hoang dã làm thức ăn hoặc làm thuốc tiềm ẩn nguy cơ lớn về sức khỏe do các bệnh lây truyền từ động vật sang người. Rắn hổ chúa, loài rắn khổng lồ trong sách đỏ do pháp luật cấm buôn bán, sở hữu loài rắn này nên phải nuôi một cách bí mật, buôn bán bí mật và bán sang sang Trung Quốc hoặc chuyên thu mua rắn ở xã và ở những vùng khác để xuất sang Trung Quốc. Rắn chúa đắt nên 95% xuất sang Trung Quốc. Người Trung Quốc mê ăn rắn, nhất là rắn chúa vì xơi rắn bổ “rắn” nên số rắn được xuất đi Trung Quốc và sẽ mang lại hàng tỉ đồng.

Nhiều người sẵn sàng bỏ tiền để dùng cao hổ cốt một loại dược liệu dạng cao đắt tiền làm từ xương hổ để cải thiện lưu thông khí huyết, điều trị viêm khớp, và tăng cường sức khỏe cơ thể, nói chung, việc bán xương hổ và các sản phẩm làm từ chúng là một ví dụ về sự nhầm lẫn có thể tồn tại về công dụng thật sự của cao hổ cốt. Việc bán xương hổ đã bị cấm ở Trung Quốc vào năm 1993, tuy nhiên, một chương trình thí điểm, được thành lập năm 2005, cho phép sử dụng xương cho những con hổ nuôi nhốt. Điều này có thể tạo ra một sự ngộ nhận trong tâm trí của người mua về việc liệu xương có được hợp pháp hay không. Bất kể, rượu hổ không thể được bán hợp pháp ở Trung Quốc, mặc dù quảng cáo cho nó chạy trên kênh truyền hình nhà nước vào năm 2011 và nhà báo tham dự một cuộc đấu giá nơi rượu huyết hổ được chào bán.

Mạng xã hội

Internet đã làm biến đổi kinh tế toàn cầu, và cùng với đó hoạt động kinh doanh động vật hoang dã phi pháp cũng biến đổi. Từ những món đồ bằng ngà voi, áo khoác da báo cho đến rùa quý hiếm và gấu, thị trường buôn bán động vật hoang dã nguy cấp trên mạng Internet đang bùng nổ. Các trang mạng xã hội dần trở thành chợ đen của những người buôn bán động vật hoang dã. Dù có tuyên truyền, giáo dục, kêu gọi bảo tồn, tuy nhiên trên các trang mạng xã hội, diễn đàn lại là nơi diễn ra công khai việc rao bán động vật quý hiếm. Tại Việt Nam, hoạt động buôn bán trực tuyến động vật hoang dã bất hợp pháp nay diễn ra nhiều hơn trên mạng xã hội.

Những người lắm tiền nhiều của thường có những thú chơi quái gở, người thì thích chơi rắn, kẻ thì thích nuôi thú hoang dã trong nhà, muốn thể hiện đẳng cấp, và độ độc lạ. Từ những nhu cầu này, rất nhiều con buôn động vật hoang dã lợi dụng sức lan tỏa của các trang mạng xã hội để làm nơi quảng cáo, buôn bán, mạng ảo xã hội đã tiếp tay cho việc mua bán động vật hoang dã. Trước đây những hành vi vi phạm pháp luật về mua bán động vật hoang dã diễn ra khá lén lút, người mua và người bán cũng đều phải hết sức cảnh giác thì nay việc mua bán trở nên dễ dàng và rất công khai rao bán trên mạng.

Theo kết quả điều tra của Quỹ quốc tế bảo vệ động vật (IFAW) đã rà soát trên Internet ở 4 quốc gia gồm Nga, Pháp, ĐứcAnh để tìm các trang quảng cáo rao bán động vật có nguy cơ bị tuyệt chủng. Kết quả thu được hơn 11.770 sản phẩm có nguồn gốc từ động vật hoang dã hoặc các cá thể động vật hoang dã được rao bán trên 5.381 mẫu quảng cáo của 106 trang web và mạng xã hội. Trong đó, hơn 4/5 sản phẩm có nguồn gốc từ những con vật còn sống bao gồm rùa sôngrùa biển (45%), chim (24%) và động vật có vú (5%). Trên thị trường chợ đen còn xuất hiện các loại động vật lớp bò sát quý hiếm như rắn, thằn lằn, cá sấu châu Mỹ. Trong khi đó, thị trường buôn bán động vật có vú khá đa dạng, từ sừng tê giác, lông báo, chân voi đến một đàn thú gồm các loài quý hiếm bị bẫy ở những nơi hoang dã hoặc được nuôi nhốt và có đến 80-90% giao dịch nói trên là phi pháp.

TRAFFIC chỉ ra rằng nỗ lực ngăn chặn tệ nạn này tại Việt Nam nên tập trung vào các trang web có tên miền.com và mạng xã hội. Qua khảo sát 13 website có đuôi .vn, với từ khóa tìm kiếm là các sản phẩm từ voi, báo, tê tê, tê giác, và hổ thì có 30% quảng cáo cho các sản phẩm từ các động vật hoang dã dễ bị tổn thương, có 14 quảng cáo giới thiệu hơn 1.000 sản phẩm động vật hoang dã. Nhiều sản phẩm được quảng cáo làm từ ngà voi và từ các bộ phận của hổ. Phát hiện 1.100 sản phẩm từ hổ được rao trong 187 quảng cáo từ 85 người bán tại 4 website thương mại điện tử và 2 trang mạng xã hội trong khoảng thời gian 25 ngày, điều này cho thấy ở Việt Nam việc sử dụng mạng xã hội để kết nối cung cầu buôn bán động vật hoang dã là đáng báo động.

Thông qua cả thị trường Web chìm-deep web (được bảo vệ bằng mật khẩu, được mã hóa) và dark web (trình duyệt cổng thông tin đặc biệt), người tham gia có thể mua bán và giao dịch các vật bất hợp pháp, bao gồm cả sinh vật hoang dã. Tuy nhiên số lượng hoạt động vẫn không đáng kể so với số lượng trên web mở hoặc web bề mặt. Như đã nêu trong một cuộc kiểm tra các từ khóa của công cụ tìm kiếm liên quan đến buôn bán động vật hoang dã trong một bài báo được xuất bản bởi Conservation Biology, "Mức độ hoạt động không đáng kể liên quan đến buôn bán trái phép động vật hoang dã trên web đen so với hoạt động buôn bán công khai và ngày càng tăng trên giao diện có thể cho thấy sự thực thi thiếu thành công đối với việc buôn bán trái phép động vật hoang dã trên mạng bề ngoài."[5]. Một nghiên cứu được thực hiện bởi Quỹ Quốc tế về Phúc lợi Động vật (Ifaw) vào năm 2018 cho thấy việc mua bán trực tuyến động vật hoang dã nguy cấp (nằm trong danh sách của Công ước toàn cầu về buôn bán quốc tế các loài nguy cấp) đã lan tràn khắp châu Âu. Ngà voi chiếm gần 20% các mặt hàng được cung cấp[6]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Buôn_bán_động_vật_hoang_dã http://www.doisongphapluat.com/tin-the-gioi/thai-l... http://www.msnbc.msn.com/id/19092695/ http://news.nationalgeographic.com/news/2007/07/07... http://voices.nationalgeographic.com/2014/03/10/a-... http://adsabs.harvard.edu/abs/2012PLoSO...729505S http://adsabs.harvard.edu/abs/2015Sci...348..291C http://adsabs.harvard.edu/abs/2015Sci...349..481Y http://adsabs.harvard.edu/abs/2017NatSR...712852C http://scholarship.law.wm.edu/cgi/viewcontent.cgi?... http://vi.rfi.fr/viet-nam/20161119-lang-nhi-khe-%E...